Danh mục sách
Sách mới cập nhật
Lịch sử tư tưởng Trung Quốc
Nguyên tác: Histore de la pensée chinoise
Dịch giả: Nguyễn Thị Hiệp và các dịch giả
Nhà xuất bản: Thế Giới
Nơi xuất bản: Hà Nội
Năm xuất bản: 2022
Tái bản:
Mã sách: B24013
Danh mục: 181 - Triết học Đông phương
Tags: Triết học Trung Quốc
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
Khổ sách: 16x24
ISBN:
Số trang: 682
Đăng nhập để đọc sách này.
Cuốn sách này dành cho bạn đọc hiếu kỳ, không hẳn là độc giả chuyên ngành, đặc biệt dành tặng các bạn sinh viên. Từ nhiều năm nay, tác giả đã hiểu rõ sự cần thiết của nó thông qua việc giảng dạy chuyên ngành lịch sử tư tưởng Trung Quốc ở bậc đại học. Mục đích của công trình này không phải để cung cấp cho độc giả một lượng kiến thức toàn diện, điều này là không thể, mà chỉ nhằm cung cấp các phương tiện để độc giả tự tìm thấy những đề dẫn và tự định hướng rồi vận dụng linh động theo cung cách của riêng mình, nói ngắn gọn, nghĩa là tự mình bơi lội, chèo chống với những gì nhìn thấy trên bề mặt đại dương".
Dĩ nhiên, thật vô ích nếu tự cho rằng có thể nói về mọi thứ, về tất cả trong chỉ một lần duy nhất. Lịch sử tư tưởng Trung Quốc trong quá khứ, cũng như tất cả mọi lịch sử khác, đều cần được xem xét soi tỏ không ngừng từ cái nhìn đương đại. Những quan niệm đã được công nhận thường được xem xét lại theo chu kỳ thông qua những phát hiện hoặc nghiên cứu mới. Đối với một số phương diện hoặc một số phương thức tiếp cận, tác giả tự thấy mình còn non kém nên đã tham khảo từ nhiều công trình có uy tín khác. Nói chung, nỗ lực lớn nhất là ở những chỉ dẫn về thư mục (ngoài tư liệu tiếng Trung và tiếng Nhật, nguồn tư liệu phụ giới hạn ở các công trình viết bằng các ngôn ngữ châu Âu): nguồn thư mục này có mục đích vá víu những lỗ hồng, vốn rất nhiêu, cho những người mới nhập môn, các học giả chuyên ngành, với những độc giả đủ hứng thú thì có thể tự mình tiến xa hơn nữa.
Trung Quốc là một nên văn minh thư tịch. Phần lớn các thư tịch trích dẫn trong cuốn sách này đã được xuất bản nhiều lần qua hàng thế kỷ. Để tiện lợi, và cũng là nghĩ cho sinh viên, các thư mục tham khảo sử dụng trong sách này cố gắng dùng những ấn bản mới nhất, có đánh dấu chấm câu và dễ hiểu nhất có thể. Về lịch sử các vương triều, sẽ được bắt đầu từ Sử ký của Tư Mã Thiên, bản chúng tôi sử dụng do Trung Hoa thư cục ở Bắc Kinh ấn hành.
Anne Cheng
DẪN NHẬP
PHẦN I: NỀN TẢNG CỔ ĐẠI CỦA TƯ TƯỞNG TRUNG QUỐC (2000 năm Tr.CN - thế kỷ V Tr.CN)
Chương 1: Văn hóa thượng cổ Thương, Chu
Chương 2: Khổng Tử đặt cược vào con người
Chương ä: Mặc Tử thách thức học thuyết của Khổng Tử
PHẦN II: GIAO LƯU TỰ DO TRONG THỜI CHIẾN QUỐC (thế kỷ IV - III Tr.CN)
Chương 4: Trang Tử nghe đạo
Chương 5: Ngôn thuyết và logic thời Chiến Quốc
Chương 6: Mạnh Tử: truyền thừa tỉnh thần của Khổng Tử
Chương 7: Đạo vô vi trong Lão Tử
Chương 8: Tuân Tử, truyền thừa thực tế của Khổng Tử
Chương 9: Pháp gia
Chương 10: Tư tưởng vũ trụ
Chương 11: Kinh Dịch
PHẨN III: CHỈNH LÝ DI SẲN (thế kỷ III Tr.CN - thế kỷ IV)
Chương 12: Cái nhìn chỉnh thể về thời Lưỡng Hán
Chương T3: Cải cách tư tưởng thế kỷ II và thế kỷ IV
PHẦN IV: ĐẠI CHẤN ĐỘNG PHẬT GIÁO (thế kỷ I - X)
Chương 14: Buổi đầu Phật giáo đến Trung Quốc (thế kỷ I - IV)
Chương 15: Tư tưởng Trung Quốc giữa ngã ba đường (thế kỷ V - VỊ)
Chương 16: Đại hưng thịnh vào thời Đường (thế kỷ VỊI - IX)
PHẦN V: TƯ TƯỞNG TRUNG QUỐC SAU KHI DUNG HỘI PHẬT GIÁO (thế kỷ X - XVI)
Chương 17: Cuộc phục hưng Nho giáo đầu đời Tống (thế kỷ X - XI)
Chương 18: Tư tưởng thời Bắc Tống (thế kỷ XI) giữa văn và lý
Chương 19: Cuộc đại tổng hợp thời Nam Tống (thế kỷ XII)
Chương 20: Việc tái đề cao Tâm trong tư tưởng nhà Minh (thế kỷ XIV - XVI)
PHẦN VI: SỰ HÌNH THÀNH CỦA TƯ TƯỞNG CẬN HIỆN ĐẠI (thế kỷ XVII - XX)
Chương 21: Tinh thần khảo chứng và kinh thế trí dụng đời Thanh (thế kỷ XVII - XVIII)
Chương 22: Thời kỳ hiện đại: Tư tưởng Trung Quốc đối diện với phương Tây (cuối thế kỷ XVỊII - đầu thế kỷ XX)
Bình luận