Danh mục sách
000 - Kiến thức tổng quát100 - Triết học – Tâm lý học200 - Tôn giáo và Kitô giáo300 - Xã hội học400 - Ngôn ngữ500 - Khoa học tự nhiên600 - Khoa học ứng dụng700 - Nghệ thuật800 - Văn học900 - Địa lý, lịch sử

Lượt xem: 22

Bốn tiểu luận về tự do

Tác giả: Isaiah Berlin

Nguyên tác: On Liberty

Dịch giả: Nguyễn Văn Trọng

Nhà xuất bản: Tri thức

Nơi xuất bản: Hà Nội

Năm xuất bản: 2014

Tái bản:

Mã sách: B24061

Danh mục: 824 - Tiểu luận

Tags:

Ngôn ngữ: Tiếng Việt

Khổ sách: A5

ISBN:

Số trang: 346

Đăng nhập để đọc sách này.

Isaiah Berlin sinh năm 1909 trong một gia đình Do Thái trung lưu tại Riga (Latvia). Thời đó Latvia nằm trong vòng ảnh hưởng của đế chế Nga. Năm 1916 gia đình chuyển đến Petrograd, một tên gọi khác của Saint-Peterbourg, và cư trú ở đó cho tới năm 1920. Thời kì này Isaiah không đến trường mà tự học trong thư viện của ngôi nhà gia đình thuê để ở. Có người hầu và gia sư chăm sóc, nhưng không có bạn bè cùng lứa tuổi để chơi. Đọc Chiến tranh và hòa bình và Anna Karenina của Lev Tolstoy từ năm 10 tuổi. Isaiah đã chứng kiến cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 cũng như cuộc chính biến tháng Mười năm đó với những đám đông đầy bạo lực. Cuộc sống của gia đình bắt đầu gặp khó khăn, và tháng 10 năm 1920 họ trở về Riga. Ở đây họ cũng gặp rắc rối vì phong trào bài Do Thái, cho nên năm 1921 cả gia đình đã chuyển sang London. Cậu bé Isaiah gặp nhiều khó khăn trong việc thích nghi với cuộc sống và ngôn ngữ mới tại nước Anh. Năm 1930 Isaiah Berlin trở thành người Do Thái đầu tiên nhận học bổng Fellow at All Souls College của Đại học Oxford. Sau khi tốt nghiệp, Berlin tiếp tục nghiên cứu và giảng dạy triết học tại đây. Trong Thế chiến II ông trở thành nhà phân tích chính trị cho Bộ Thông tin và Ngoại giao tại Washington. Trong thời gian ở Mĩ cho đến ngay sau Thế chiến II kết thúc, ông đã tham gia vận động cho một nhà nước Israel độc lập. Khoảng thời gian 1945-1946 ông được phái đi làm việc cho sứ quán Anh tại Liên Xô với mục đích nghiên cứu triển vọng quan hệ Mĩ-Liên Xô-Anh sau chiến tranh. Ông đã tới Moscow và Leningrad (Saint-Peterbourg hiện nay) và làm quen với nhiều nhà văn, nhà thơ và nghệ sĩ nổi tiếng như Sergey Eisenstein, Korney Chukovsky, Boris Pasternak, Anna Akhmatova, Mikhail Zoshchenko. Cuộc gặp gỡ của ông với Anna Akhmatova đã khiến nữ thi sĩ Nga nổi tiếng này bị khai trừ khỏi Hội Nhà văn năm 1946 và bị Zhdanov lên án nặng nề khi bà đã bước vào tuổi xế chiều. Năm 1946, Berlin trở lại Oxford để tiếp tục công việc của một triết gia nghiên cứu lịch sử các tư tưởng, chiến đấu với “những kẻ phản bội nền tự do”[1] trong những tiểu luận và bài giảng của mình. Ông là Chủ tịch Viện Hàn lâm Anh (President of the British Academy) từ năm 1974 đến 1978 và là Viện sĩ danh dự của Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Văn chương Mĩ (Honorary Fellow of the American Academy of Arts and Letters). Ông được nhận giải thưởng Jerusalem Prize năm 1979 vì trong các trước tác đã bày tỏ tư tưởng về tự do cá nhân trong xã hội.

Lời Nhà xuất bản 

Lời giới thiệu
Isaiah Berlin - Tiểu sử và tác phẩm                                      

Tự do 

Hai khái niệm về tự do 

Các ý tưởng chính trị trong thế kỉ 20 

Sự ra đời của chủ nghĩa cá nhân Hi Lạp 

Bình luận