Danh mục sách
000 - Kiến thức tổng quát100 - Triết học – Tâm lý học200 - Tôn giáo và Kitô giáo300 - Xã hội học400 - Ngôn ngữ500 - Khoa học tự nhiên600 - Khoa học ứng dụng700 - Nghệ thuật800 - Văn học900 - Địa lý, lịch sử

Lượt xem: 10

Những tư tưởng lớn từ những tác phẩm vĩ đại

Tác giả: Mortimer J. Adler

Nguyên tác:

Dịch giả:

Nhà xuất bản: Văn Hoá Thông Tin

Nơi xuất bản: Hà Nội

Năm xuất bản: 2004

Tái bản:

Mã sách: B24055

Danh mục: 102 - Hợp tuyển

Tags: Chuyên đề triết học Tây Phương

Ngôn ngữ: Tiếng Việt

Khổ sách: A4

ISBN:

Số trang: 244

Đăng nhập để đọc sách này.

Cuốn sách các bạn đang cầm trên tay là một tập hợp những câu hỏi và trả lời. Những câu hỏi này được đặt ra cho tác giả, một chuyên gia về lịch sử tư tưởng phương Tây, từ những độc giả thuộc đủ mọi tầng lớp xã hội Mỹ muốn tìm hiểu về đủ loại vấn đề. Nhìn chung, đông đảo độc giả đều muốn biết các nhà tư tưởng trong quá khứ suy nghĩ và lý giải thế nào về những vấn đề mà con người hôm nay đang phải đối mặt. Họ không mưu tìm một câu trả lời dứt khoát, một giải pháp rốt ráo, mà thường họ muốn hiểu rõ vấn đề và muốn rút được bài học từ các nhà tư tưởng lớn trong truyền thống triết học phương Tây. Những câu hỏi này được tác giả trả lời trong một chuyên mục của ông, ban đầu chỉ được đăng tải trên tờ Chicago Sun-Times và Chicago Daily News. Trong vòng một năm sau khi ra đời, đã có tới 28 tờ báo mua bản quyền để đăng tải chuyên mục này (trong đó có tờ Kenkyu Sha ở Tokyo). Sự thành công của chuyên mục đã đưa tới việc tập hợp những câu hỏi và trả lời thành một cuốn sách. Đó là hoàn cảnh hình thành tác phẩm này trong lòng xã hội Mỹ.
PHẦN I: NHỮNG CÂU HỎI VỀ TRIẾT HỌC, KHOA HỌC, VÀ TÔN GIÁO

1. Chân lý là gì?
2. Tri thức và thường kiến
3. Triết học là gì?
4. Triết học trong kỷ nguyên khoa học
5. Mối liên quan của toán học với triết học
6. Sự xung đột giữa khoa học và tôn giáo
7. Triết học Hy Lạp và thần học Thiên Chúa giáo
8. Tại sao phải đọc những tác phẩm khoa học của thời cổ đại?

PHẦN II: NHỮNG CÂU HỎI VỀ CHÍNH TRỊ: CON NGƯỜI VÀ QUỐC GIA

9. Cá nhân và cộng đồng
10. Vai trò của công dân
11. Cộng hòa và dân chủ
12. Giới lãnh đạo chính trị
13. Vai trò của đa số
14. Chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa bảo thủ
15. Lẽ công bằng là gì?
16. Bản chất của luật và các loại luật
17. Chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa quốc tế
18. Bản chất của chiến tranh và hòa bình
19. Có xóa bỏ chiến tranh được không?
20. Cõi không tưởng và những người không tưởng

PHẦN III: NHỮNG CÂU HỎI VỀ CÁC VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC
21. Mưu cầu hạnh phúc
22. Thành công có cần thiết không?
23. Làm bổn phận của mình
24. Lương tâm là gì?
25. Tổng quan về đức hạnh
26. Đức tính dũng cảm
27. Khiêm tốn có phải là một đức tính?
28. Cứu cánh và phương tiện
29. Tính tương đối của các giá trị
30. Ý nghĩa của luật tự nhiên
31. Tuân thủ luật lệ
32. Những đòi hỏi về lòng trung thành
33. Bản chất của bổn phận đạo đức
34. Phẩm giá con người
35. Những điều tốt đẹp của thế giới này
36. Xung đột giữa lý trí và tình cảm
37. Phẩm chất vĩ đại trong con người
38. Việc sử dụng thời gian rảnh rỗi

PHẦN IV: NHỮNG CÂU HỎI VỀ NỀN GIÁO DỤC KHAI PHÓNG VÀ NHỮNG TÁC PHẨM LỚN
39. Nền giáo dục khai phóng là gì?
40. Giáo dục phổ thông đối lập với đào tạo nghề
41. Vị trí của việc rèn luyện đạo đức trong nền giáo dục khai phóng
42. Sự thông thái xem như mục đích của giáo dục khai phóng
43. Vai trò của lao động chân tay trong quá trình học tập
44. Nghệ thuật dạy học
45. Việc hình thành những thói quen
46. Điều gì làm nên một tác phẩm lớn?
47. Trẻ em có thể đọc những tác phẩm lớn không?
48. Cách đọc một cuốn sách khó
49. Tại sao phải đọc những cuốn sách vĩ đại thời cổ?
50. Những ý tưởng vĩ đại là gì?

PHẦN V: NHỮNG CÂU HỎI VỀ THẦN HỌC VÀ SIÊU HÌNH
51. Sự khác biệt giữa đức tin và lý trí
52. Chứng cứ về sự hiện hữu của Thượng Đế
53. Sự hiện hữu và bản chất của thiên thần
54. Bản chất của linh hồn
55. Vấn đề sự bất tử
56. Ý chí tự do và thuyết tất định
57. Định mệnh và tự do
58. Tại sao gọi một điều gì đó là tội?
59. Sự nan giải của thánh Job
60. Sự tách biệt nhà thờ và nhà nước
61. Các vị thần Hy Lạp
62. Ý nghĩa của bi kịch
63. Chủ nghĩa hiện sinh

PHẦN VI: NHỮNG CÂU HỎI VỀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
64. Sự bình đẳng của con người
65. Thực tế của sự tiến bộ
66. Bùng nổ dân số
67. Còn sự tuân thủ thì sao?
68. Những cơ sở cho việc kiểm duyệt
69. Mục đích của sự trừng phạt
70. Những lý lẽ ủng hộ và chống lại án tử hình
71. Vai trò lịch sử của gia đình
72. Vấn đề ly dị
73. Việc nuôi dưỡng trẻ em
74. Việc đối xử với người già

PHẦN VII: NHỮNG CÂU HỎI VỀ CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ
75. Tài sản và việc mưu cầu hạnh phúc
76. Công hữu
77. Về chủ nghĩa cộng sản
78. “Chủ nghĩa xã hội tiệm tiến”
79. Chủ nghĩa xã hội dân chủ và chủ nghĩa xã hội cộng sản
80. Quốc gia phúc lợi
81. Tự động hóa: Phúc hay họa?
82. Quyền sử dụng tiền bạc
83. Biện minh cho chi phí viện trợ

PHẦN VIII: NHỮNG CÂU HỎI VỀ NGHỆ THUẬT VÀ CÁI ĐẸP
84. Bản chất và các hình thức của nghệ thuật
85. Yếu tính của thơ
86. Nhà thơ – Người thợ lành nghề hay nhà tiên tri?
87. Những lợi ích của âm nhạc
88. Tính nghiêm túc của “những vở kịch”
89. Định nghĩa về cái đẹp
90. Những khác biệt về thị hiếu
91. Sáng tạo – Nhân bản và thần thánh

PHẦN IX: NHỮNG CÂU HỎI VỀ TÌNH YÊU VÀ TÌNH BẠN
92. Các loại tình yêu
93. Tình yêu và dâm dục
94. Tình yêu sự vật và tình yêu con người
95. Tình trạng hôn nhân
96. Thước đo tình bạn
97. Nghệ thuật giao tiếp

PHẦN X: NHỮNG CÂU HỎI VỀ CON NGƯỜI VÀ THẾ GIỚI CON NGƯỜI
98. Tính bất biến của bản chất con người
99. Những khác biệt giữa con người và con vật
100. Mục đích của cuộc sống
101. Yếu tố cơ hội trong đời người
102. Tính chất của nghề chuyên môn
103. Sự bình đẳng giới tính
104. Vị trí của phụ nữ trong xã hội
105. Ý nghĩa của tự do
106. Văn hóa và văn minh

Bình luận